Equalizer là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong một dàn âm thanh hoàn chỉnh. Tuy nhiên nó lại rất khó tùy chỉnh với những người chưa biết nhiều và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh.
EQ là viết tắt của Equalizer, Equalization phiên dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “sự cân bằng”, nhưng mà cân bằng cái gì? Đó chính là việc cân bằng, bù trừ các tần số. Mà tần số là gì ? Tần số là số lần cùng một hiện tượng lập lại trên một đơn vị thời gian!
Các bạn hiểu đơn giản mọi âm thanh phát ra đều do dao động, khi có dao động thì có tần số xuất hiện. Có ví dụ đơn giản các bạn lấy đàn guitar ra và gãy vào dây 6 (dây có âm trầm nhất – to nhất) sẽ thấy phát ra âm thanh và dây 6 đó dao động liên tục đến khi tắt dần, còn khi gãy vào dây số 1 (dây mỏng nhất) sẽ phát ra âm thanh cao hơn hẵn và ít rung hơn( do bước sóng ngắn lại) -> Chúng ta có khái niệm căn bản: âm trầm thì dao động ít( tần số thấp), âm cao thì dao động nhiều( tần số cao).
Một âm thanh được phát ra sẽ trải rộng ở nhiều dãi tần, nhưng không phải dãi tần nào cũng hay và thuận tai nên đôi khi chúng ta cần tăng/giảm/loại bỏ dãi tần cần thiết. Dĩ nhiên lúc này thứ mà chúng ta cần là anh bạn EQ, ảnh sẽ can thiệp vào các dãy tần theo ý người chỉnh. Liên tưởng đến công việc mixing, nếu như thu âm 1 bản nhạc với nhiều nhạc cụ và mỗi track nhạc cụ đấy được cắt bỏ tần số thừa thải/ nâng những phần cần thiết thì chúng sẽ hòa quyện với nhau, ta sẽ có 1 bản nhạc hoàn chỉnh nghe rất trong trẻo và sạch sẽ. Ngược lại nếu như không can thiệp vào tần số thừa và để nguyên các nhạc cụ phát lên cùng lúc thì sẽ dẫn đến các vấn đề như: tiếng bị đục (do các âm thanh rác chồng lên nhau gây ồn/ xung đột làm giảm chất lượng), overload/clip (quá tải, tiếng bị vỡ) v.v…… Không có một công thức EQ nào giúp tạo ra âm thanh tuyệt vời cả nên việc mixing EQ cũng là một nghệ thuật. Mỗi người tùy chỉnh sẽ cho ra 1 sắc thái âm thanh khác nhau.
Để chỉnh Equalizer, ta phải hiểu EQ để làm gì trước đã : EQ dùng để
1/ Cân bằng tần số của dàn âm thanh (tức là thừa tần số nào thì cắt bớt, thiếu tần số nào thì thêm vào)
2/ Chỉnh dàn âm thanh cho phù hợp với hội trường, phòng họp, khán phòng… (bị vang, mất bass, bị dư treble ???)
3/ Chỉnh dàn âm thanh cho phù hợp với loại nhạc .Vd : Rock thì bass treble nhiều, techno bass có lực, nhiều, Pop thì mid cần phải rõ, …
4/ Cắt hú (nếu xảy ra hú)
– Trước hết, bạn hãy đưa 30 biến trở (cần gạt) về vị trí 0 dB. Khởi động tất cả thiết bị bạn đang có, mở bài nhạc mà bạn nghe quen và thích nhất vào Player. (Nên tìm bài nào về hòa âm, nhiều loại nhạc cụ, sẽ có nhiều giải tần hơn để xử lý).
– Input, Output : Tất cả các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp đều dùng mức 0 dB làm chuẩn trong sự giao tiếp các thiết bị với nhau. Khi thiết bị trước EQ out ra ở mức 0 dB thì bạn cũng phải chỉnh input level sao cho đèn VU metter cũng ở mức 0 dB. Output level cũng vậy, 0 dB luôn. Như vậy, EQ đang ở chế độ không khuyếch đại Normal (in = out). Thông thường, nếu EQ đạt chuẩn, hai biến trở input level này nằm ở giữa, mức 0 dB.
– By pass : (cho qua) Khi nhấn nút này có nghĩa là không sử dụng những sự điều chỉnh đã làm nữa. Nó sẽ nối mạch giữa input và output không đi qua tầng effect, nhưng input level vẫn giữ nguyên tác dụng.
– Low-cut lọc hết những tần số từ 20,25 Hz trở xuống.
Chức năng của các cần gạt
25 hz-50 hz:
1. Tăng để cho các nhạc cụ tần số thấp thêm đầy đặn hơn
2. Giảm để bớt âm “um” của bass ,tăng âm bồi và để nghe tiếng bass rõ hơn trong bản Mix.Thường thực hiện với tiếng Bass to trong nhạc Rock
100 hz:
1. Tăng để cho các nhạc cụ tần số thấp nặng hơn
2. Tăng để cho tiếng Guitar,Snare đầy hơn
3. Tăng để cho tiếng Piano ,kèn ấm hơn
4. Giảm để bớt âm “um” của guitar và làm cho tiếng Guitar rõ hơn
200 hz:
1. Tăng để cho giọng hát đầy đặn hơn
2. Tăng để cho tiếng guitar và trống snare đầy hơn(cứng và nặng hơn)
3. Giảm để bớt âm đục giọng hát và các nhạc cụ có tần số trung bình
4. Giảm để bớt tiếng còng của “cymbols”
400 hz:
1. Tăng để cho tiếng Bass rõ hơn khi âm lượng ở mức nhỏ
2. Giảm để bớt âm thanh như đánh trên mặt giấy bìa cứng của các loại trống có âm vực thấp(kicks,toms)
3. Giảm để tăng không gian(ambiance) cho cymbals
800 hz:
1. Giảm để cho tiếng bass chắc(punch) rõ hơn
2. Giảm để loại bỏ âm sắc thiếu tự nhiên của guitar(cheap sound)
1,5 Khz:
1. Tăng để cho âm bass rõ hơn và có tiếng gẩy (pluck)
2. Giảm để loại bỏ âm thanh đục của Guitar(dullness)
3 Khz:
1. Tăng để cho âm bass có tiếng khẩy dây
2. Tăng để cho tiếng Guitar điện và thùng nghe đánh rõ hơn(more attack)
3. Tăng để cho phần âm thấp của Piano nghe rõ hơn
4. tăng để cho giọng hát rõ và cứng hơn
5. Giảm để tăng tiếng gió,âm nhẹ của giọng hát nền
6. Giảm để che giọng hát,tiếng Guitar bị lạc giọng
5 Khz:
1. tăng để cho giọng hát rõ hơn
2. tăng tần số thấp của tiếng trống kick ,toms nghe rõ hơn(low frequency drum attack)
3. Tăng để cho tiếng bass có â m thanh ngón tay rõ hơn(finger sound)
4. Giảm để cho giọng hát nền nghe xa hơn
5. giảm để làm dịu tiếng Guitar mỏng
7 Khz:
1. tăng để cho tiếng trông thếm chắc hơn,thêm âm thanh metal
2. tăng để bộ gõ nghe rõ hơn
3. tăng đối với giọng hát đục
4. giảm để bớt âm xì” của giọng hát
5. tăng để thêm sắc cho sythnersizer,gui tar thùng,gui tar và piano
10 Khz:
1. tăng làm cho giọng hát trong sáng hơn
2. tăng để nghe piano và guitar thùng sáng thêm
3. tăng để tiếng symbal nghe cứng hơn
16 Khz-20Khz:
Giảm từ 0 dB trở xuống cho bớt tiếng hú